Thứ sáu, 19 Tháng 4 2024

Giới thiệu về số La Mã

Chuyên mục: Kiến thức tổng hợp

Giới thiệu về số La Mã

Số La Mã hay chữ số La Mã là hệ thống chữ số cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Sau khi đế chế La Mã suy tàn và cho đến thế kỉ 14 thì nó đã không còn được sử dụng rộng rãi bởi tính tiện dụng của chữ số Ả Rập (chính là các chữ số chúng ta sử dụng ngày nay được tạo thành bởi các số từ 0 đến 9), tuy nhiên nó vẫn còn được sử dụng trong việc đánh số trên mặt đồng hồ, âm nhạc, các sự kiện lớn và đánh dấu thứ tự những người lãnh đạo chính trị.

Các số La Mã được tạo thành từ 7 chữ số cơ bản:

Ký tự Giá trị
I 1 (một)
V 5 (năm)
X 10 (mười)
L 50 (năm mươi)
C 100 (một trăm)
D 500 (năm trăm)
M 1000 (một nghìn)

Nhiều ký hiệu có thể được kết hợp lại với nhau để chỉ các số với các giá trị khác chúng. Thông thường người ta quy định các chữ số I, X, C, M, không được lặp lại quá 3 lần liên tiếp; các chữ số V, L, D không được lặp lại quá 1 lần. Chính vì thế mà có 6 số đặc biệt được nêu ra trong bảng sau:

Ký tự Giá trị
IV 4
IX 9
XL 40
XC 90
CD 400
CM 900

Người ta dùng các chữ số I, V, X, L, C, D, M, và các nhóm chữ số IV, IX, XL, XC, CD, CM để viết số La Mã. Tính từ trái sang phải giá trị của các chữ số và nhóm chữ số giảm dần. Một vài ví dụ: 

- III hay iii cho 3.

- VIII hay viii cho 8

- XXXII hay xxxii cho 32

- XLV hay xlv cho 45

I chỉ có thể đứng trước V hoặc X, X chỉ có thể đứng trước L hoặc C, C chỉ có thể đứng trước D hoặc M. 

Đối với những số lớn hơn (4000 trở lên), một dấu gạch ngang được đặt trên đầu số gốc để chỉ phép nhân cho 1000: 

- V cho 5000

- X cho 10.000

- L cho 50.000

- C cho 100.000

- D cho 500.000

- M cho 1.000.000

Đối với những số rất lớn thường không có dạng thống nhất, mặc dù đôi khi hai gạch trên hay một gạch dưới được sử dụng để chỉ phép nhân cho 1.000.000. Điều này có nghĩa là X gạch dưới (X) là mười triệu.

 

Logo biểu tượng máy tính HTL Computer tỉnh Kon Tum Việt Nam

HTL Computer